Ứng biến như nào khi gặp tình huống giật điện
1. Các mức độ giật điện
Cấp độ nhẹ: Tay hoặc 1 số bộ phận cơ thể chạm vào phần điện hở gây tê tay,chân, … trong khoảng thời gian ngắn.
Cấp độ nặng: Cơ thể của bạn hoặc người khác bị giật toàn thân, có thể bị bất tỉnh.
2. Xử lý khi bị điện giật điện cấp độ nhẹ
Bạn tắt thiết bị điện đang sử dụng sau đó kiểm tra xem thiết bị đang hở điện ở đâu. Sau khi tìm ra nguyên nhân nên xử lý luôn hoặc gọi thợ đến sửa chữa.
3. Xử lý khi bị điện giật điện cấp độ mạnh
Khi thấy người khác bị điện giật việc cần phải làm là :
- Bình tĩnh, không hốt hoảng và đặc biệt không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn
- Nhanh chóng tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện tổng, cúp cầu dao, dùng vật liệu cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ … tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân
- Di chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn
- Gọi cấp cứu, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dỏi và xử trí kịp thời.
Tuyệt đối không hắt nước lên người nạn nhân, có thể dẫn đến tử vong hoặc cháy nổ lan,….
Tùy theo tình trạng nặng nhẹ của nạn nhân chúng ta có cách xử lý khi bị điện giật riêng.
Nếu nạn nhân vẫn còn tỉnh: Biểu hiện là da niêm hồng mạch rõ
Tách điện hoàn toàn khỏi người nạn nhân, sau đó để nạn nhân tự hồi tỉnh và chuyển nạn nhân đến bệnh viện
Trong khi chờ xe cứu thương phải giữ ấm cho người bị giật điện
Nếu nạn nhân bất tỉnh, co giật: Biểu hiện là da niêm tái, không có mạch, chúng ta tiến hành sơ cứu ngay khi đã tách được điện ra khỏi nạn nhân:
- Để nạn nhân nằm ngửa ra sàn, móc đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra
- Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, nhồi tim cho nạn nhân tiến hành như sau: đặt tay thẳng góc với xương ức ở 1/3 dưới xương ức ấn xâu 4 đến 6cm. Sau đó ấn từ 60 đến 100 lần / phút , ấn 10 nhịp thổi vào miệng nạn nhân 1 lần. Lưu ý không được gián đoạn quá 10 giây, làm liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Việc xử lý cấp cứu người bị điện giật cần nhanh, đúng, hiệu quả sẽ góp phần làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân và làm giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.
Số lần xem: 43